12 bí quyết giúp bạn sống bình an (P4)


1.      Buông bỏ tức giận và mọi náo động trong nội tâm

Buông bỏ tức giận và náo động là mức độ chúng ta cảm nghiệm sự bình an trong tâm hồn. Buông bỏ, làm sao có thể buông bỏ được? Tức giận là một điều rất bình thường, ai cũng có những lúc tức giận, chỉ là khi nào nó lên mà thôi.
Tức giận là một cảm xúc quan trọng của con người. Nó cũng giống như những cảm xúc sô nổi khác, sự tức giận có mục đích thúc đẩy. Sự tức giận có thể thôi thúc chúng ta hành động, nhưng cũng khiến ta căm ghét. Khi sự tức giận của chúng ta hướng tới một mục đích tốt đẹp là hành động để bản thân tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu chúng ta dùng sự tức giận cho những hành động xấu thì điều đó lại không tốt. Một người thầy, người anh của tôi từng nói: “Khi chúng ta hành động với mục đích tốt, thì năng lực của chúng ta là vô hạn, nhưng nếu hành động vào mục đích xấu thì năng lực sẽ là hữu hạn – đó là quy luật của tự nhiên”. Ví dụ, nếu bạn là một trong những người giỏi về công nghệ thông tin, và bạn dụng cái mình giỏi đi làm điều xấu thì đến một lúc nào đó thì bạn sẽ bị phát hiện và bỏ tù. Nhưng nếu dùng điều đó để làm điều tốt, thì tất nhiên bạn sẽ càng giỏi.
Người ta tức giận là để cho người khác đừng đến gần mình. Điều này xem ra có vẻ nghịch lý – Tại sao chúng ta không muốn gần gũi người khác? – nhưng về mặt tâm lý thì lại có ý nghĩa. Nếu bạn muốn gần gũi với một người bạn vừa mới gặp, bạn sẽ chịu một rủi ro lớn, bởi vì bạn có nguy cơ bị cự tuyệt ngay trong lần đầu tiên.
Người ta tức giận là nhằm thay đổi nhằm để thay đổi hành vi người khác. Khi ai làm khác ý bạn, có những lúc bạn sẽ tức giận nổi nóng với họ. Ý muốn là để thay đổi hành vi của người khác. Trong tiềm thức, người ta muốn nói: “Tôi không thích hành động của bạn, do đó tôi sẽ tỏ ra huênh hoang và tức giận để hăm dọa bạn, ngõ hầu bạn sẽ thay đổi hành động của mình. Tôi tức giận, bởi vì tôi không thích.” Nhiều người sự tức giận sẽ vận hành theo cách đó và cũng có thể chúng ta sử dụng sự tức giận theo mục đích đó.
Làm sao để giảm sự tức giận lại?
Sự tức giận là một cảm xúc của sự nóng nảy. Phương pháp sẽ được trình bày ở chương 11. Và ở đây tôi sẽ nói về quy trình giảm sự tức giận.

a.       Phân biệt được sự xúc phạm và kẻ vi phạm
b.      Chế ngự sự tức giận
c.       Tha thứ một cách vô điều kiện

2.      Hiến mình cho người khác

Hiến mình có người khác là mức độ chúng ta thực sự làm cho kẻ khác một cách vị tha và vì yêu thương.
Cho là nhận. Đâu là bí quyết của những người hạnh phúc nhất giữa chúng ta, khi họ hy sinh bản thân mình cho người khác – không gây bất lợi cho bản thân, nhưng một cách vị tha và đây yêu thương?

Chắc ở đây các bạn đã từng đi làm từ thiện nguyện? Mỗi lần tham gia như thế các bạn chắc đều có những cảm xúc, suy nghĩ khác nhau nhỉ? Nhưng riêng tôi, mỗi lần đi làm thiện nguyện lại có những kỷ niệm thật hành phúc, và đặc biệt khi bạn đi làm thiện nguyện với mục đích là cho đi hơn là nhận, lúc đó bạn sẽ nhận còn nhiều hơn là cho. Mỗi lần tham gia những chuyến đi thiện nguyện, trước hết tôi luôn cảm giác thấy hạnh phúc, bình an. Tôi yêu cuộc đời này hơn, tôi cảm giác như cuộc sống này thật ý nghĩa và tôi cần làm tốt công việc mình hơn. Chắc các bạn cũng có cảm giác như thế? Các bạn muốn cống hiến cho cuộc đời này nhiều hơn, nhiều hơn và tôi cũng có những cảm giác như thế.

Đã có vô vàn những nghiên cứu về việc giúp đỡ người khác. Một công trình nghiên cứu quy mô tại đại học Michigan cho thấy rằng, những ai thường xuyên tự nguyện hy sinh thời giờ để giúp đỡ tha nhân thì niềm vui và triển vọng trong cuộc sống được gia tăng. Một điều thú vị đáng cho chúng ta quan tâm, ấy là những nghiên cứu đã nhận thấy rằng không phải mọi hình thức thiện nguyện đều sinh ra những kết quả tích cực như nhau; và những loại thiện nguyện giúp người ta tiếp xúc thân mật với người túng thiếu mới là những hoạt động làm cho họ có một sức khỏe dồi dào nhất.

Nhắc đến mẹ Teresa Calcutta thì không ai là không biết, và mẹ đã được Hội Thánh Công giáo phong mẹ làm Thánh. Nhắc đến mẹ thì, có một nghiên cứu của nhà tâm lý David McChelland tại đại học danh tiếng Harvard, ông đã trình chiếu cho sinh viên một bộ phim về những hoạt động từ thiện của mẹ đã làm cho những người nghèo tại Calcutta. Xem xong, các nhân viên y tế lấy huyết dịch để phân tích. Người ta thấy các mẫu huyết dịch chứa đừng nhiều globulin miễn dịch A, một kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Trong khi đó, những mẫu huyết dịch của những người không xem phim thì không có mức độ kháng thể cao như thế.

Khi chúng ta biết được nghiên cứu này thì chúng ta sẽ làm gì? Hãy chạy ngay đi đăng ký tham gia tình nguyện viên giúp đỡ những người nghèo hay bật video về mẹ Teresa lên coi để tăng chất đề kháng của cơ thể thôi nào. Các bạn đã thấy được lợi ích của việc cho là nhận chưa?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Than

Nghệ Thuật Làm Chủ Tâm Trí Bản Thân

I Love My Family

Từ việc cắt tỉa cây cảnh đến nghệ thuật buông bỏ

Tha hay không tha? Lòng vị tha còn tồn tại....

Hành trình của loài cá hồi

BƯỚC THEO NGÀI

Tôi là một kẻ khùng

Mục đích sống

Gửi em... Người con gái tương lai