10 tín hiệu hành động(Phần 3)


1.      Mặc cảm tội lỗi
Mặc cả tội lỗi, hối tiếc là điều mà con người thường tìm mọi cách để né tránh, nhưng nó cũng có mặt tích cực riêng.
Thông điệp:
Mặc cảm tội lỗi cho bạn biết rằng bạn đã vi phạm một trong những tiêu chuẩn cao nhất của mình. Và bạn phải làm điều gì đó ngay lập tức để chắc chắn mình không tái phạm trong tương lai. Mặc cảm tội lỗi chính là lực bẩy sau cùng để thay đổi hành vi.
Giải pháp:
a.       Thừa nhận rằng mình đã vi phạm một tiêu chuẩn quan trọng mà bạn đặt ra cho chính mình.
b.      Cam kết với bản thân rằng chắc chắn bạn sẽ không để hành vi đó xảy ra lần nữa.
c.       Nếu có thể, hãy hình dung lại tình huống đó trong tâm trí  và xử lý theo cách phù hợp với tiêu chuẩn của bạn.
2.      Bất tài vô dụng
Cảm giác này xuất hiện mỗi khi ta cảm thấy mình không thể làm được điều lẽ ra phải làm. Song, chẳng có thước đo chính xác để xác định liệu ta có bất tài vô dụng hay không.
Thông điệp:
Hiện tại bạn không có đủ kỹ năng cần thiết để thực hiện việc cần làm. Bạn có nhiều thông tin, hiểu biết, chiến thuật, các công cụ hay sự tự tin nhiều hơn nữa.
Giải pháp:
a.       Tự hỏi bản thân: “Trong tình huống này, liệu đây có phải là cảm giác phù hợp? có thật sự là tôi bất tài không, hay tô cồn phải thay đổi cách nhận thức sự việc?”
b.      Tự nhủ với lòng rằng “nhân vô thập toàn”. Mỗi khi bạn cảm thấy mình bất tài vô dụng, hãy trân trọng điều này để hoàn thiện bản thân hơn.
c.       Tìm đến người nào đó thành công trong lĩnh vực mà bạn cảm thấy quá sức đối với mình và lấy lời khuyên từ họ.
3.      Quá tải
Cảm giác u sầu, suy sụp tinh thần, cảm thấy mình thật vô tích sự là những biểu hiện của sự quá tải.
Người rơi vào trạng thái này thường cảm thấy quá choáng ngợp, chẳng có gì có thể thay đổi được tình hình và vấn đề khó khăn là quá lớn. Bản thân họ nhìn đâu cũng chỉ thấy tồn tại những vấn đề cần giải quyết.
Thông điệp:
Bạn cần đánh giá lại điêu gì là quan trọng nhất đối với mình trong tình huống này. Lý do bị quá tải là bạn đang có gắng giải quyết quá nhiều thứ cùng một lúc, hoặc đang cố thay đổi mọi thứ ngay tức thì.
Giải pháp:
a.       Trong số những việc cần giải quyết, hãy xác định điều quan trọng nhất cần để tâm tới.
b.      Viết ra những việc quan trọng nhất nên hoàn thành và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
c.       Giải quyết việc đầu tiên trong danh sách, và tiếp tục thực hiện cho đến khi thành thạo.
d.      Tập trung vào những việc có thể kiểm soát và nhận ra rằng cảm giác quá tải hẳn phải có ý nghĩa  tích cực nào đó cho dù bạn chưa lĩnh hội được.
4.      Cô đơn
Bất cứ điều gì làm cho ta cảm thấy cô đơn, cô độc, tách biệt với mọi người đều thuộc về phạm trù này.
Thông điệp:
Bạn cần liên hệ, tương giao với người khác.
Nhiều người thường liên tưởng ngay đến mối quan hệ xác thân, một hình thức mang lại cảm giác thân mật chóng vánh. Tuy nhiên họ sẽ càng thất vọng hơn nữa bởi vì sau đó họ vẫn cảm thấy cô đơn.
Giải pháp:
a.       Hãy bước ra khỏi vỏ ốc cô đơn để kết giao với mọi người vì ở đâu cũng có những người tử tế, biết quan tâm đến người khác.
b.      Xác định dạng quan hệ nào mà bạn cần. Mối quan hệ thân tình, mối quan hệ xã giao,  hay chỉ cần một ai đó lắng nghe, cười đùa, trò chuyện với bạn.
c.       Tự nhủ rằng : “Tôi thật sự quan tâm đến người khác và thích gặp gỡ họ. Cảm giác cô đơn này chỉ là tạm thời, bởi vì tôi đang tìm xem kiểu quan hệ nào mà tôi cần vào lúc này, để sau đó tiến tới xây dựng mối quan hệ”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Than

Nghệ Thuật Làm Chủ Tâm Trí Bản Thân

I Love My Family

Từ việc cắt tỉa cây cảnh đến nghệ thuật buông bỏ

Tha hay không tha? Lòng vị tha còn tồn tại....

Hành trình của loài cá hồi

BƯỚC THEO NGÀI

Tôi là một kẻ khùng

Mục đích sống

Gửi em... Người con gái tương lai