Người lớn có bằng trẻ em



Tất cả trẻ con đều là người ngoại quốc - Ralph Waldo Emerson (nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia người Mỹ, và cũng là người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và chủ nghĩa siêu việt)

Hôm nay, tôi chia sẻ các bạn bài viết về trẻ em. Tại sao hôm nay tôi lại chia sẻ về vấn đề này, thực sự mà nói: vấn đề này thực sự rất rộng, tôi chỉ viết lại một phần nhỏ theo quan điểm của tôi về chủ đề này.

Tôi luôn tự hỏi, tại sao trẻ em lại hôm nhiên như thế, chúng không biết sợ điều gì? Tại sao người lớn lại không làm được điều đó?  Tôi biết bạn đã có câu trả lời cho mình rồi phải không? Hồi bé, tôi và bạn cũng như thế, chỉ biết chạy nhảy, ngã thì khóc, đói thì ăn, mệt thì ngủ. Chẳng phải lo toan điều gì như người lớn. Vậy cuộc sống đối với trẻ thật tươi đẹp cho đến khi trẻ biết suy nghĩ. Trẻ em tuyệt vời nhất là khi ở tuổi từ 0 đến 7 tuổi, độ tuổi của sự hồn nhiên, những gì thuần khiết nhất ở trong trẻ.

Mỗi lần tôi nhìn thấy những đứa trẻ chạy nhảy, là những lần tôi quên hết ưu phiền, nhìn chúng vui tôi cũng vui. Chúng làm tôi yêu đời hơn mỗi ngày. Tôi ước gì mình có thể quay lại nhưng ngày khi tôi còn trẻ, chắc tôi cũng như chúng vậy.

Bạn biết không, có lần tôi đi lễ - tôi là một người theo Đạo Thiên Chúa. Cuối lễ,  tôi nhìn thấy bé gái xếp từng chiếc ghế để lên trồng. Nhìn bé tôi đoán chắc khoảng 3 đến 4 tuổi thôi. Nhưng điều gì lại khiến em làm điều như thế? Trong khi người lớn lại bỏ về, và không xếp ghế vào đúng nơi. Bé gái trong váy màu trắng tinh khiết vẫn miệt mài sắp xếp từng chiếc ghế để vào vị trí. Chiếc ghế quá cỡ đối với cô bé, nhưng khi để được chiếc ghế nhưa vào vị trí quy định, cô lại chạy lại ôm vào ba. Cô rất vui vì mình vừa làm được việc tốt vậy. Cô cười, cô khoe với ba. Tôi hành động của cô tôi suy nghĩ rằng: “Tại sao người lớn chúng ta lại không làm được điều đó(không hẳn là tất cả)?”. Tôi bắt đầu suy nghĩ, chả nhẽ mình không bằng một đứa bé hay sao? Nên tôi đã quyết định viết về đề tài này.

Trong Tin Mừng Đức Jesus cũng đã nói rằng: “Hãy để trẻ con đến cùng ta, và đừng cản chúng, vì Nước Đức Chúa Trời thuộc về những người giống như chúng”. Những ai theo Đạo Thiên Chúa chắc sẽ biết đến câu này. Nước Trời thuộc về những người giống như những đứa trẻ.

Điều gì mà chúng ta không hồn nhiên như đứa trẻ? Trẻ em có suy nghĩ nhiều hay không? Mình nói sao trẻ hiểu vậy? Chúng rất đơn sơ trong suy nghĩ, có gì nói đó, không sợ mất lòng ai. Điều gì không biết thì hỏi. Trong khi người lớn chúng ta thì suy nghĩ đủ kiểu. Suy nghĩ sao để kiếm được tiền lo cho cuộc sống, suy nghĩ sao để không bị người khác hai,v.v… Vậy là chúng những người lớn dần quên mất đi một điều rằng, chúng ta sống để làm gì? Khi chúng ta quên đi điều đó, thì ta lại dạy cho đứa trẻ rằng chúng cũng phải quên đi việc cuộc sống tươi đẹp và tốt lành.

Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó. Câu nói mà cha mẹ tôi hay nhắc nhở với tôi về việc phải sống tốt để chính con cái của mình sau này noi theo. Trong khi những người lớn lại không làm tốt để cho con cái mình noi theo. Mà thay vào đó là bắt chúng phải làm những thứ mà cha mẹ cho là đúng. Hay quay lại chuyện của cô bé sắp ghế. Mỗi lần bé sắp ghế và chạy lại ba, và ba chửi bé. Lần sau những việc tốt như thế bé có sẵn lòng làm hay không? Mỗi lần bé làm việc tốt hãy khen gợi, vì những lời khen đó có sức mạnh rất lớn. Giống như tiếp thêm động lực để cho bé làm những việc ý nghĩ khiến cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn.

Trẻ em biết nói dối không? Điều gì khiến các em nói dối? Khi sinh ra mỗi đứa trẻ rất trong sáng, chúng được ví như những thiên thần, nhưng càng lớn lên chúng không còn là những thiên thân nữa. Điều gì khiến chúng không còn là thiên thần khi lớn lên? Trẻ em nói dối không phải là nó muốn nói dối, mà chính những người lớn đã dậy cho các em biết cách nói dối. Trẻ em nói dối, chỉ là chúng nó sợ, một nỗi sợ mà chúng ta đã tạo cho các em.

Ngày trước, tôi nhớ khi tôi còn đi học, hồi rất bé. Tôi được điểm thấp, tôi vẫn nói với mẹ về điểm số đó. Bạn biết chuyện gì xảy ra không? Tôi bị chửi, và tôi không biết vì sao tôi bị chửi. Lúc đó, tôi chỉ biết rằng tại điểm thấp mà tôi bị chửi như thế? Và điều đó in sâu vào tâm trí của tôi. Cho đến những lần sau, khi tôi bị điểm thấp, các bạn biết tôi làm gì không? Tôi bắt đầu nói dối, bởi vì tôi sợ, tôi sợ mẹ chửi, mẹ đánh tôi. Nói dối không bị ăn đánh, nói dối không làm ảnh hưởng đến tôi. Và nói dối rất vui, cho đến khi tôi lớn lên, tôi biết rằng nói dối không tốt chút nào.

Có phải chúng ta đang thua những đứa trẻ hay không? Tôi vẫn suy nghĩ trong mình rằng: trẻ em là thầy ra hay ta là học trò của nó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Than

Nghệ Thuật Làm Chủ Tâm Trí Bản Thân

I Love My Family

Từ việc cắt tỉa cây cảnh đến nghệ thuật buông bỏ

Tha hay không tha? Lòng vị tha còn tồn tại....

Hành trình của loài cá hồi

BƯỚC THEO NGÀI

Tôi là một kẻ khùng

Mục đích sống

Gửi em... Người con gái tương lai